15/11/2023 21:38 | gocnhinonline

GNO- Ngành y tế đã có quy định về ngưỡng nồng độ cồn.

Cụ thể, tại Quyết định số 320/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu tại mục 60.

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Cảnh sát giao thông

Theo đó, tại điểm IV “nhận định kết quả” của mục 60 có ghi:

Trị số bình thường: <10.9 mmol/l.

Ethanol 10.9-21.7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.

21.7 mmol/l: Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương.

86.8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn các bước tiến hành đo nồng độ cồn. Bước thứ nhất là lấy bệnh phẩm.

Theo đó, nhân viên y tế lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông.

Lưu ý không sử dụng chất sát khuẩn có cồn để lấy máu. Ống lấy máu phải đạt tiêu chuẩn và nút đảm bảo chặt, kín. Máu cần chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút.

Máu cần được ly tâm ngay tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 15- 250C, 2 tuần ở 2- 8 0C, 4 tuần ở (-15)- (-25)0C.

Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích.

Bệnh phẩm (huyết thanh, huyết tương) sau khi đã được tách cần đựng trong ống đậy kín. Bệnh phẩm cần được phân tích ngay trong vòng 5 phút, chỉ lấy bệnh phẩm đủ cho 1 lần phân tích. Nếu phải phân tích lại nên lấy mẫu bệnh phẩm khác ở ống gốc.

Bệnh phẩm là máu toàn phần cần xử lý như sau: Lấy 300 µl cid tricloacetic 10% + 300 µl máu, trộn đều rồi ly tâm 5000 vòng trong 5 phút, tách lấy phần dịch nổi.

Trước đó, trao đổi về ngưỡng nồng độ cồn, cán bộ ngành y tế cho rằng, nội dung trên tại Quyết định số 320/QĐ-BYT là sự phân loại các mức/ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng theo chuyên môn y tế.

theo laodong.vn

Bài viết cùng chuyên mục