“Tận dụng” mối quan hệ làm ăn với “táo khuyết”, một công ty đã gian lận và bán lại hơn 100.000 thiết bị mang nhãn hiệu Apple ra ngoài thị trường.
Apple đang kiện đối tác tái chế cũ Geep Canada với cáo buộc ăn cắp và bán lại ít nhất 103.845 iPhone, iPad và Apple Watch được thuê tháo dỡ tương đương số tiền 31 triệu CAD (hơn 540 tỉ đồng). Thông thường, những thiết bị điện tử đã cũ, hết hạn bảo hành, sẽ được Apple gửi đến các công ty tái chế, nhằm giảm lượng rác thải điện tử ra môi trường, cũng như khôi phục và tái sử dụng một số khoáng chất hiếm bên trong iPhone không còn sử dụng.
Theo báo cáo của The Logic, Apple đã gửi cho công ty tái chế hơn 500.000 chiếc iPhone, iPad và Apple Watch từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017. Nhưng khi Apple thực hiện một cuộc kiểm tra, họ đã phát hiện 18% số thiết bị đó vẫn đang truy cập internet thông qua mạng di động bình thường. Tuy nhiên khi kiểm toán, Apple nhận thấy 18% trong số các thiết bị đó vẫn đang kết nối vào mạng di động. Con số này chưa tính đến các máy chỉ có kết nối WiFi như Apple Watch bản GPS, do vậy số lượng thực tế có thể còn lớn hơn.
Apple yêu cầu GEEP trả lại toàn bộ số tiền bán thiết bị, đồng thời bồi thường 22,7 triệu USD. Tuy nhiên, GEEP cho biết họ không làm gì sai, và cho rằng vụ việc xảy ra do các nhân viên gian lận, tự ý mang thiết bị đi. Công ty này cho biết họ sẽ buộc 3 nhân viên của mình bồi thường tiền bán máy cùng thiệt hại do bị Apple hủy hợp đồng.
Năm ngoái, con người đã để lại lượng rác thải điện tử kỷ lục lên tới 53,6 triệu tấn smartphone, máy tính, thiết bị gia dụng và các thiết bị khác bị loại bỏ. Apple đang cố gắng cải thiện các hoạt động môi trường bằng chứng là sử dụng robot tháo rời Daisy và Dave phát triển riêng, để tách các thành phần iPhone mà kiểu tái chế truyền thống không làm được.
Tuy nhiên, Apple vẫn dựa vào các đối tác khác để thu hồi vật liệu có giá trị từ các thiết bị đã qua sử dụng, và từ năm 2015 đến 2018, Geep Canada là một trong số đó. Apple cho biết “Những chiếc máy đã được được gửi đi tái chế không còn đủ tiêu chuẩn để bán cho người tiêu dùng và nếu chúng được chế tạo lại với các bộ phận không rõ nguồn gốc, chúng có thể gây ra các vấn đề an toàn nghiêm trọng.”