Sáng hôm nay 12/6, các ngân hàng cập nhật lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm xuống còn 0,37%, lãi suất huy động các ngân hàng tiếp tục giảm xuống.
Dự báo, các Ngân hàng Thương mại khác cũng sẽ giảm tiếp từ 0,1 – 0,3% lãi suất các kỳ hạn. Hiện tại, lãi suất tiền gửi trong ngân hàng ở mức 3,5 – 4,25%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 4,9 – 6,9%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; kỳ hạn 12 – 13 tháng có lãi suất từ 6 – 7,6%/năm.
Phân tích của một số chuyên gia, lãi suất liên ngân hàng và trên thị trường 1 đều giảm, điều này cho thấy các Ngân hàng Thương mại đang dồi dào nguồn tiền. Trong khi đó, đến cuối tháng 5 dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,96% so với cuối năm 2019, tăng 1,42% so với cuối tháng 4. Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng cuối tháng 5 đã tốt lên, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của cùng kỳ năm trước từ 5,8 – 7%.
Kỳ vọng của các Ngân hàng Thương mại , đợt giảm lãi suất huy động này cũng sẽ là cơ sở để các đơn vị điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong những tháng tới nhằm tăng mạnh dư nợ tín dụng, kích thích kinh tế tăng trưởng.
Ngân hàng thừa tiền, lãi suất huy động giảm sâu
Về lãi suất, hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,0 – 4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,9- 6,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5 – 7,4%/năm.
Lãi suất huy động USD của Tổ chức Tín dụng ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 5,0%/năm. Trong khi đó lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.