20/04/2023 08:38 | gocnhinonline

GNO- Người châu Á đa phần có dáng mũi thấp vì thế phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi phổ biến là nâng cao sống mũi.

Hiện tại có hai hình thức nâng mũi cấu trúc an toàn, giúp nâng cao đầu mũi và sống mũi được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng vật liệu ghép và vật liệu tự thân (sụn vách ngăn, sụn sườn).

Nguyên nhân sau nâng mũi cấu trúc bị co rút và vẹo lệch

Mỗi vật liệu đều có ưu điểm và nhược điểm, vì thế việc chọn lựa sử dụng vật liệu nào cần phải đánh giá theo từng trường hợp, từng vùng và từng phương cách ghép. Để mũi đạt được độ vững chắc, độ cao và dài phù hợp với gương mặt, giữ được sự di chuyển sang hai bên của đầu mũi so với sự cố định của sống mũi khi chịu tác động một lực đẩy vào đầu mũi một cách tự nhiên sau khi ghép.

Nguyên nhân sau nâng mũi cấu trúc bị co rút và vẹo lệch

Dưới đây là một số chia sẻ đến từ ThS.BS. Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy về nguyên nhân của biến chứng phổ biến gây co rút và vẹo lệch trục vùng tiếp nối giữa đầu mũi và sống mũi.

– Trong nâng mũi cấu trúc, khi vùng đầu mũi được nâng quá cao nhưng không tương ứng với độ vững chắc của nền sụn sau khi ghép, dẫn đến hậu quả vẹo lệch trục vùng tiếp nối giữa đầu mũi và sống mũi. Nâng mũi cấu trúc cũng như xây một ngôi nhà, nếu xây quá cao dựa trên phần nền móng không vững chắc, dẫn đến nền móng chịu lực kém hậu quả nhà sẽ bị nghiêng, sập.

– Khi bác sĩ phẫu thuật nâng mũi kéo chiều dài mũi quá nhiều, không tương thích với độ đàn hồi của mô liên kết dưới da và da, dẫn đến bó siết gây cong vẹo nơi tiếp giáp giữa phần sụn và xương chính mũi.

– Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ làm tổn thương mô, chảy máu, nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật gây xơ hóa, co rút xung quanh sụn ghép và làm vẹo lệch trục của đầu – sống mũi. Hiện tượng này có thể xảy ra muộn và chỉ được phát hiện sau 3 – 6 tháng sau phẫu thuật.

– Lấy đi sụn vách ngăn quá nhiều vùng tiếp giáp giữa đầu – sống mũi cho việc ghép nâng cao đầu mũi.

– Mảnh ghép nhân tạo không đảm bảo chất lượng và có hiện tượng đào thải ghép.

Để thành công trong phẫu thuật nâng mũi cấu trúc chỉnh sửa lại biến chứng vẹo lệch trục. Bác sĩ cần phải lựa chọn thời điểm và phương pháp phẫu thuật thích hợp, điều chỉnh hài hòa giữa kết quả thẩm mỹ mong muốn đạt được của khách hàng mà vẫn đảm bảo sự vững chắc, lâu bền của hệ thống sụn sau khi ghép, tái cấu trúc.

Thời điểm nâng mũi tái cấu trúc, chỉnh mũi hỏng

Việc thực hiện ở thời điểm sớm trong thời gian 6 tháng đầu sau phẫu thuật nếu bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong chỉnh mũi hỏng lần kế tiếp. Tuy nhiên, đa phần thời gian chờ đợi có thể dài hơn từ (1 – 2 năm) với trường hợp nhiễm trùng hoặc xơ sẹo nhiều sau phẫu thuật nhiều lần.

Nhưng có thể một vài trường hợp được chỉnh sửa sớm hơn trong các tình huống sau:

– Thay đổi hoặc chỉnh sửa độ lệch của vật liệu ghép mà không cần phẫu thuật đại phẫu.

– Lộ vật liệu ghép qua da đầu mũi hoặc niêm mạc tiền đình.

– Biến dạng đáng kể gây cản trở về mặt thẩm mỹ.

Việc tìm kiếm nguồn thông tin liên quan đến thẩm mỹ nói chung và nâng mũi cấu trúc nói riêng tràn lan trên mạng xã hội. Chính vì thế chị em phụ nữ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về chuyên môn, tay nghề cùng kinh nghiệm phẫu thuật của bác sĩ để làm đẹp an toàn, tránh biến chứng chỉnh mũi hỏng nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Thạc sĩ – bác sĩ Hồ Cao Vũ tốt nghiệp thạc sĩ Trường Đại học Y Dược TP.HCM, hiện đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy và có trên 10 năm phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình nâng mũi cấu trúc, nâng mũi hỏng sau phẫu thuật. BS. Hồ Cao Vũ có nhiều kinh nghiệm sửa các ca mũi lệch trụ, lệch sóng, lệch vách ngăn, lộ sóng… Năm 2010 đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại khoa phẫu thuật tạo hình của MD. Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA, Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Đã thực hiện hơn 1.000 ca phẫu thuật nâng ngực hỏng và nâng mũi tái cấu trúc.

theo PV/suckhoedoisong

Bài viết cùng chuyên mục