16/03/2021 16:46 | gocnhinonline

Giáo sư Benny Zee, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng và thống kê sinh học tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây đã phát triển thành công phương pháp mới giúp phát hiện sớm bệnh tự kỷ hoặc nguy cơ mắc bệnh tự kỷ thông qua quét võng mạc của trẻ.

Theo thông tin được đăng tải trên Reuters, phương pháp mới của Giáo sư Benny Zee cần sử dụng một máy ảnh có độ phân giải cao kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân tích sự kết hợp của các yếu tố bao gồm mạch máu và các dây thần kinh võng mạc.

Phát triển thành công phương pháp quét võng mạc nhằm phát hiện bệnh tự kỷ

Các hình ảnh về võng mạc của bệnh nhân sau đó sẽ được đưa lên hệ thống phân tích để quét các dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Trẻ em mắc ASD có đường kính của đĩa thị giác, nơi các tế bào thần kinh thị giác đi vào và hố đĩa, bộ phận ở giữa đĩa thị giác, lớn hơn so với trẻ em không mắc ASD.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Benny Zee đã thử nghiệm phương pháp này trên 70 tình nguyện viên, trong đó có 46 trẻ bị tự kỷ và 24 trẻ có sức khỏe tâm lý bình thường, nằm trong độ tuổi từ 6-13 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thất, phương pháp quét võng mạc của ông Benny Zee có thể phát hiện chính xác tới mức độ chính xác lên tới 95,7%.

Giáo sư Zee cho biết công nghệ này còn có thể giúp đánh giá nguy cơ tự kỷ ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, cần thêm thời gian nghiên cứu và thử nghiệm.

Phương pháp phát hiện sớm bệnh tự kỷ hoặc nguy cơ mắc bệnh thông qua quét võng mạc của nhóm nghiên cứu do Giáo sư Benny Zee hiện đã được công bố trên Tạp chí EClinicalMedicine và nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia về bệnh tự kỷ.

theo An An (Sohuutritue)

 

Bài viết cùng chuyên mục